tan

Tại sao nên quảng cáo trên truyền hình?

Quảng cáo trên truyền hình là một hình thức truyền tin từ đơn vị thuê quảng cáo qua phương tiện truyền hình để đến với nhiều người tiêu dùng nhằm mục đích thông báo, thuyết phục người tiêu dùng về sản phẩm/ dịch vụ để họ quan tâm, tin tưởng và tiến tới sử dụng.

TẠI SAO NÊN QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH?

Các hình thức tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đã thay đổi mạnh mẽ trong suốt 5 năm qua, khi ngày càng có nhiều các doanh nghiệp sử dụng các loại hình quảng cáo trực tuyến trên Facebook, Google, Zalo, . . .để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu quả mình. Thế nhưng, những lợi ích mà quảng cáo truyền hình mang lại thì không phải loại hình quảng cáo nào cũng có được.

Mục lục nội dung:

Quảng cáo truyền hình là ông vua quảng cáo truyền thông

Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt của quảng cáo truyền hình với các loại hình quảng cáo khác? Cùng Len Nguyễn Media đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Quảng cáo trên truyền hình là “Ông vua” của quảng cáo truyền thông?

Quảng cáo trên truyền hình là một hình thức truyền tin từ đơn vị thuê quảng cáo qua phương tiện truyền hình để đến với nhiều người tiêu dùng nhằm mục đích thông báo, thuyết phục người tiêu dùng về sản phẩm/ dịch vụ để họ quan tâm, tin tưởng và tiến tới sử dụng.

Quảng cáo truyền hình có phương thức tiếp thị đặc biệt

Quảng cáo trên bản tin thời sự của VTV1 do Len Nguyễn Media thực hiện

Quảng cáo trên truyền hình là sự kết hợp sinh động giữa hình ảnh, âm thanh, màu sắc cộng thêm cử động và các kĩ xảo truyền hình mang đến cho người xem những hình ảnh sống động, chân thực của việc xảy ra trước mặt.

Từ đó tạo sự chú ý, cuốn hút và kích thích trí tò mò của người xem và cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ hơn các phương tiện quảng cáo khác.

– Quảng cáo truyền hình khiến người xem tiếp nhận thông một cách bị động:

Tính bị động của người tiêu dùng tiếp nhận thông tin thể hiện ở chỗ rõ trong quảng cáo truyền hình khi người xem không được lựa chọn thời điểm xem hay nội dung xem và thời lượng xem quảng cáo.

Trên thực tế, nếu như bạn đang xem một chương trình nào đó mà bị quảng cáo xen vào thì chỉ có hai lựa chọn một là xem tiếp đợi hết quảng cáo và hai là chuyển kênh. Thế nhưng, việc chuyển sang kênh khác cũng vẫn có thể gặp quảng cáo khác.

– Quảng cáo trên truyền hình có tính xã hội hóa cao:

So với những loại hình quảng cáo khác thì quảng cáo trên truyền hình có số lượng khán giả tiếp cận thông tin nhiều nhất. Nhìn chung truyền hình hầu như không có tính chọn lọc người xem như những phương tiện truyền thông khác.

– Thông điệp quảng cáo truyền hính có tính tập thể cao hơn các loại thông điệp của quảng cáo khác:

Với quảng cáo trên truyền hình thì một sản phẩm có thể có nhiều người cùng xem một lúc, cùng xem một quảng cáo về một sản phẩm trên cùng một tivi. Trong khi đó với các loại hình quảng cáo khác thì việc xem một quảng cáo có nhiều người xem cùng lúc rất khó xảy ra.

loi-ich-quang-cao-tren-man-hinh-11
Nhiều người cùng xem một thông điệp quảng cáo trên một tivi

– Chủ thể tham gia quảng cáo truyền hình:

Có thể nói quảng cáo truyền hình chính là một hoạt động kinh doanh mà trong đó đài truyền hình là một chủ thể của hoạt động quảng cáo chứ không phải là 1 phương tiện quảng cáo thông thường. Một quảng cáo truyền hình có sự tham gia của 3 loại chủ thể là người quảng cáo, nhà kinh doanh dịch vụ quảng cáo và nhà phát hành quảng cáo thương mại.

2. Mục đích của quảng cáo trên truyền hình:

Mục đích sau cùng của bất cứ một hoạt động xúc tiến kinh doanh và quảng cáo nào đều nhằm gia tăng doanh số, thị phần và mở rộng thì trường. Xét một cách chi tiết quảng cáo trên truyền hình thực hiện 3 mục tiêu là thông tin, thuyết phục và nhắc nhở. Tùy vào chu kỳ của sản phẩm mà các quảng cáo được sử dụng với mục đích khác nhau. 

– Quảng cáo thông tin sản phẩm:

Mục tiêu của chương trình quảng cáo là thông báo ra thị trường biết về sản phẩm mơi, thuyết minh những tính năng mới của sản phẩm, dịch vụ hiện có.

Quảng cáo thông tin còn thông báo cho người tiêu dùng biết sự thay đổi về giá sản phẩm/ dịch vụ, lý giải nguyên tắc hoạt động của sản phẩm, mô tả dịch vụ, đính chính những quan niệm không đúng về sản phẩm làm giảm sự e ngại và sợ hãi của người tiêu dùng, hình thành hình ảnh của công ty.

– Quảng cáo thuyết phục người tiêu dùng mua hàng:

Mục đích của quảng cáo thuyết phục là xây dựng lòng tin và thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Mục đích của quảng cáo thuyết phục còn khuyến khích người dùng chuyển sang nhãn hiệu của mình, thay đổi sự chấp nhận của người dùng về tính chất sản phẩm và thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm.

– Quảng cáo nhắc nhở:

Mục tiêu của quảng cáo nhắc nhở là gợi cho người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm của mình, nhắc nhở họ về nơi bán và lưu lại trong trí nhớ của họ về những hiểu biết về sản phẩm.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quảng cáo truyền hình:

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quảng cáo trên truyền hình, chủ quan có, khách quan cũng có. Thế nhưng, có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của quảng cáo trên truyền hình là yếu tố kinh tế xã hội, văn hóa – tôn giáo, trình độ kỹ thuật và đặc tính của sản phẩm.

loi-ich-quang-cao-tren-man-hinh-2

Để chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp có hiệu quả cao nhất, thì trước khi lên kế hoạch bạn cần phải xem xét thật kỹ các yếu tố trên.

– Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế xã hội đến quảng cáo truyền hình:

Thực chất của hoạt động quảng cáo truyền hình là một hoạt động kinh doanh, do đó nó chịu tác động sâu sắc của yếu tố kinh tế xã hội. Ở những môi trường kinh tế khác nhau thì lại cần những chiến lược, kế hoạch khác nhau cho từng nhóm sản phẩm.

loi-ich-quang-cao-tren-man-hinh-3
thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với một số nước châu á

Nhân tố kinh tế xã hội thể hiện qua trình độ học vấn, thu nhập bình quân đầu người, mức chi tiêu bình quân hộ gian đình hàng ngày,… trong xã hội đó. Vì thế, khi tiến hành một chương trình quảng cáo truyền hình, bạn phải xem xét kỹ lưỡng ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hiệu quả quảng cáo truyền hình.

– Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa và tôn giáo đến quảng cáo truyền hình:

Mỗi dân tộc lại có mộ nền văn hóa, tôn giáo khác nhau thế nên một quảng cáo có thể phù hợp với dân tộc này nhưng lại không phù hợp với dân tộc khác.

Ví dụ như với người phương tây thì những quảng cáo có hình ảnh các cô gái mặc bikini là bình thường thì ở các nước đạo hồi điều này lại là cấm kỵ.

Các quảng cáo thiếu vải không phù hợp với văn hóa của người hồi giáo 

– Ảnh hưởng của yếu tố trình độ kỹ thuật đến quảng cáo truyền hình:

Trình độ kỹ thuật cho phép doanh nghiệp sáng tạo thông điệp quảng cáo ấn tượng nhằm giúp thu hút sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm của mình. Thế nhưng, trình độ kỹ thuật ở mỗi nước khác nhau nên chất lượng quảng cáo ở các nước cũng rất khác nhau.

– Yếu tố đặc tính của sản phẩm:

Mỗi một nhóm sản phẩm có một đặc tính khác nhau và được sử dụng cho những nhóm khác hàng khác nhau. Vì thế, việc nghiên cứu kỹ đặc tính của sản phẩm sẽ giúp bạn xác định được khách hàng mục tiêu và đưa ra được thông điệp phù hợp trong quảng cáo.

– Yếu tố chi phí và giá thành quảng cáo truyền hình:

Có rất nhiều các doanh nghiệp ý thức được các lợi ích của quảng cáo truyền hình mang lại xong chính chi phí và giá thành thực hiện quảng cáo là rào cản khiến họ không thể thực hiện được ý muốn của mình.

>>> Đăng kí: GIẢI THƯỞNG TOP BRAND ASIA – PACIFIC 2022

4. Những ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo trên truyền hình:

Chắc hẳn các doanh nghiệp đều biết được hiệu quả của quảng cáo truyền hình đối với doanh nghiệp như thế nào. Thế nhưng, việc đầu tư sản phẩm công phu và chi phí quảng cáo lớn khiến quảng cáo truyền hình không chỉ có những lợi ích mà nó còn có cả những nhược điểm.

NHỮNG ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH

–  Quảng cáo truyền hình có khả năng gây chú ý nhanh:

Quảng cáo truyền hình có thể ngay lập tức tạo ấn tượng với người tiêu dùng bằng các nội dung phim vui nhộn, cuốn hút,… những thông điệp ý nghĩa, cảm xúc,…

– Quảng cáo truyền hình có phạm vi rộng:

Truyền hình chính là phương tiện có khả năng tiếp cận được đến hầu hết các đối, thuộc mọi lứa tuổi, tầng lớp khác nhau.

loi-ich-quang-cao-tren-man-hinh-12

Các kênh đài truyền hình quốc gia phủ sóng toàn quốc

Theo thống kê hiện nay nước ta có khoảng 19 triệu tivi và mỗi năm tăng thêm 1 triệu tivi mới. Vì thế khi phát quảng cáo trên sóng truyền hình, thông điệp quảng cáo có khả năng tiếp cận đến khoảng 60% các hộ gia đình.

Ngoài ra, việc có nhiều kênh sóng truyền hình trung ương và địa phương cũng giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn khi phát quảng cáo.

– Quảng cáo truyền hình có thể giới hạn phạm vi địa lý:

Giới hạn về địa lý về phạm vi phủ sóng của đài truyền hình sẽ giúp các doanh nghiệp lược lựa chọn phạm vi quảng cáo của mình. Điều này sẽ phục vụ cho mục đích thử nghiệm tiếp thị, phân phối sản phẩm, dịch vụ có chọn lọc cho từng khu vực cụ thể.

loi-ich-quang-cao-tren-man-hinh-13

Các đài truyền hình địa phương bị giới hạn phạm vi phủ sóng

–  Quảng cáo truyền hình có tính động:

Điều tạo nên sự khác biệt và thu hút khán giả của quảng cáo truyền hình đó là khả năng gây sự sống động, vui nhộn với sự kết hợp hình ảnh, màu sắc, âm thanh,… một cách chân thực.

Quảng cáo truyền hình có khả năng kích thích đồng thời lên nhiều giác quan của người xem, gây kích thích và dễ đi vào tâm trí người tiêu dùng.

– Chi phí tiếp cận chia theo đầu người của quảng cáo truyền hình thấp:

Nhiều người khi nhìn vào chi phí 30 giây phát quảng cáo trên sóng truyền hình cho rằng nó quá đắt đỏ. Tuy nhiên, khi đem chia cho số người quảng cáo tiếp cận được trong vòng 30 giây đó thì chi phí này lại không hề đắt chút nào.

Với một trang quảng cáo trên báo màu bạn sẽ phải bỏ ra 30 triệu đồng, tuy nhiên khả năng tiếp cận tới người đọc chỉ khoảng 800.000 người. Còn với 30 giây quảng cáo trên sóng truyền hình bạn chỉ mất 12 triệu đồng nhưng lại có khả năng tiếp cận tới khoảng 1.800.000 người.

Như vậy nếu tính theo tỷ lệ tiếp cận thì chi phí quảng cáo trên truyền hình có giả rẻ hơn cả báo giấy.

– Quảng cáo truyền hình có khả năng tiếp cận khán giả khi họ đang tập trung nhất:

Các phim quảng cáo thường được phát trước, sau hoặc giữa các chương trình truyền hình ăn khách. Vì thế, thông điệp quảng cáo tiếp cận đến người tiêu dùng vào lúc họ tập trung nhất, nên khả năng gây chú ý cao.

– Quảng cáo truyền hình cho bạn cơ hội sáng tạo vào mẩu quảng cáo:

Việc truyền tải thông điệp qua những phim quảng cáo sống động cho phép doanh nghiệp có thể sáng tạo và mang cá tính riêng của mình vào trong phim quảng cáo. Điều này sẽ đặc biệt hiệu quả đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu dựa vào những khách hàng quen.

NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUẢNG CÁO TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH: 

– Chi phí tuyệt đối quảng cáo trên truyền hình khá cao:

Tuy chi phí phí cho một lần phát sóng quảng cáo là thấp, thế nhưng để tạo được chú ý và khiến khách hàng chú ý đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì quảng cáo phải được phát đi, phát lại nhiều lần.

Ngoài ra, thì doanh nghiệp còn phải chịu một khoản chi phí khá lớn cho việc dàn dựng phim quảng cáo.

– Quảng cáo truyền hình có tuổi thọ ngắn:

Các chương trình quảng cáo truyền hình sau khi không phát sóng nữa sẽ mắt hẳn, không hề để lại dấu tích như các loại hình quảng cáo khác.

Do đó, nội dung quảng cáo phải đặc sắc, lôi cuốn,… phải được phát đi, phát lại nhiều lần mới tạo được ấn tượng với khán giả.

– Quảng cáo truyền hình rất hạn chế về thời gian quảng cáo:

Với sự phát triển ngày một lớn mạng của các doanh nghiệp và đòi hỏi nhu cầu quảng cáo, thế nên việc quy định thời lượng phát quảng cáo trên sóng truyền hình là một hạn chế.

– Quảng cáo trên truyền hình thiếu những phân khúc rõ ràng:

Quảng cáo trên truyền hình thường không nhắm vào một phân khúc thị trường cụ thể, vì thế khả năng ảnh hưởng đến đối tượng xem rộng rãi đôi khi lại là khuyết điểm đối với những doanh nghiệp muốn nhắm vào một lớp đới tượng khách hàng cụ thể nào đó.

– Quảng cáo truyền hình rất khó khăn để thay đổi:

Đối với các loại hình quảng cáo khác như trên báo, Internet,… thì việc cập nhật giá cả hay các chương trình khuyến mãi chỉ đơn giản là thay đổi các phiếu mua hàng thì với quảng cáo trên truyền hình bạn phải cập nhật lại kịch bản và quay lại toàn bộ phim quảng cáo nên sẽ tốn tiền.

loi-ich-quang-cao-tren-man-hinh-7

5. Lợi ích quảng cáo truyền hình mang lại:

Quảng cáo truyền hình không đơn giản chỉ là giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cuối cùng là gia tăng doanh số, mở rộng thì trường mà nó còn có những lợi ích rất lớn với người tiêu dùng và xã hội.

– Lợi ích của quảng cáo truyền hình đối với doanh nghiệp:

Đặc trưng hóa sản phẩm: Quảng cáo truyền hình giúp thông tin đến người tiêu dùng những đặc trưng nổi bật của hàng hóa với các đối thủ khác. Từ đó tạo nên đặc trưng riêng cho sản phẩm và doanh nghiệp.

Cung cấp thông tin về sản phẩm: Khi bạn ra mắt một sản phẩm hay dịch vụ mới, sẽ chẳng ai biết đến nếu không thực hiện các chương trình quảng cáo.

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm: Với khả năng truyền tài hình ảnh, âm thanh, màu sắc,… một cách sinh động. Quảng cáo truyền hình chính là cách hướng dẫn sử dụng sản phẩm tốt nhất cho người xem.

Giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối: Từ việc có nhiều người biết đến sản phẩm, doanh số bán hàng tăng cao thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng hơn nữa hệ thống bán hàng.

loi-ich-quang-cao-tren-man-hinh-15

– Lợi ích của quảng cáo truyền hình đối với người tiêu dùng:

Lợi ích của quảng cáo truyền hình mang đến cho người tiêu dùng là các thông tin về sản phẩm dịch vụ như tính năng, quy cách, hướng dẫn sử dụng, công dụng,… của sản phẩm. Tất cả đều được thể hiện một cách trực quan, sinh động trên phim quảng cáo.

Ngoài ra, quảng cáo truyền hình còn thông tin về cách phân biệt hàng giả, hàng thật, địa chỉ bán sản phẩm chất lượng,…

loi-ich-quang-cao-tren-man-hinh-14

– Lợi ích của quảng cáo truyền hình với xã hội:

Các phim quảng cáo trên sóng truyền hình ngoài chức năng giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm thì đôi khi nó còn giúp nhắc nhở con người về lỗi sống nhân văn trong xã hội.

Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ trong các TVC quảng cáo tết, nhắc nhở con người ta luôn phải nhớ về gia đình, về ba mẹ và về ý nghĩa ngày tết nguyên đán,… hay những quảng cáo có thông điệp sâu sắc về cuộc sống và tính nhân văn cao cả.

6. Đánh giá hiệu quả của quảng cáo truyền hình

Hiệu quả của quảng cáo chính là thái độ của người nhận tin (người tiêu dùng) có mua hàng hay không, nói tốt hay là nói xấu về món hàng với người khác. Tất cả điều này được xem là tin tức phản hồi của người tiêu dùng dưới hình thức điều tra về doanh số hay ý kiến của khán thính giả truyền hình.

loi-ich-quang-cao-tren-man-hinh-8

Doanh số bán hàng chính là thước đo chính xác nhất về hiệu quả quảng cáo

Việc đánh giá hiệu quả quảng cáo trên truyền hình của một doanh nghiệp có hiệu quả hay không đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với những bước đi tiếp theo trong chiến lược quảng cáo và kinh doanh của doanh nghiệp sau đó. Có hai cách để đánh giá hiệu quả của một quảng cáo trên truyền hình đó là đánh theo hiệu quả truyền thông và đánh giá theo hiệu quả doanh số bán hàng.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CỦA QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH 

  • Cách đánh giá trực tiếp:

Là việc bạn đề nghị khách hàng đánh giá các phương án quảng cáo khác nhau dựa trên các tiêu chí như mức độ  chú ý, mức độ nhận thức, mức độ theo dõi của khán giả hay khả năng tác động và dẫn đến hành động mua hàng của quảng cáo.

  • Cách trắc nghiệm tập quảng cáo:

Là việc bạn đề nghị người dùng xem một loạt các phim quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó yêu cầu họ nhớ lại các quảng cáo và nội dung trong các quáng cáo đó.

Từ đó xác định được quảng cáo nào được chú ý và thông điệp trong quảng cáo dễ hiểu, dễ nhớ hay không thông qua mức độ ghi nhớ của người dùng.

  • Cách trắc nghiệm trong phòng thí nghiệm:

Đây là phương pháp sử dụng các thiết bị để ghi nhận những phản ứng tâm sinh lý của con người đối với  một quảng cáo như nhịp tim, huyết áp, sự dãn nở đồng tử, … Thế nhưng, phương pháp này chỉ có khả năng đo lường được khả năng thu hút của quảng cáo chứ không đo được niềm tin và thái độ cũng như dự định của khách hàng sau khi xem quảng cáo.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH BẰNG CÁCH NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ DOANH SỐ

Mục tiêu cuối cùng của quảng cáo truyền hình không gì khác ngoài việc giúp gia tăng doanh số bán hàng. Vì vậy, nghiên cứu hiệu quả doanh số bán hàng chính là cách đánh giá tác dụng của quảng cáo trên truyền hình chính xác nhất.

loi-ich-quang-cao-tren-man-hinh-9

Khác với cách đánh giá hiệu quả truyền thông, nghiên cứu đánh giá hiệu quả doanh số là đi tìm hiểu trong số % những người tiếp cận được với phim quảng cáo của bạn có bao nhiêu người đã mua hàng, giúp doanh số bán hàng của bạn tăng lên bao nhiêu %.

Việc đo lường hiệu quả doanh số của quảng cáo là khó khăn hơn việc đo lường hơn hiệu quả truyền thông. Bởi ngoài yếu tố quảng cáo, thì các yếu tố khác như đặc  điểm sản phẩm, giá cả hay chất lượng sản phẩm,… cũng là những yếu tố ít nhiều tác động đến doanh số bán hàng của các doanh nghiệp.

Hiệu quả doanh số bán hàng dễ đo lường nhất khi hàng hóa được bán theo đơn đặt hàng và khó đo lường nhất khi quảng cáo cho nhãn hiệu hay kèm theo ý đồ xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp.

Thông thường thì các nhà nghiên cứu thường cố gắng đo lường doanh số bán hàng bằng các phân tích thực nghiệm kết hợp với những phân tích về quá trình lịch sử.

Xem thêm: